Vì sao Nga phải cần tới 3 tiêm kích Su-35 để đánh chặn máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ?

Theo thông tin của Chỉ huy tác chiến Nga, chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Không quân Mỹ đã đi vào vùng trời trên biển Okhotsk nhưng không xâm phạm không phận quốc gia của Nga.

Các máy bay chiến đấu của Mỹ trong thời gian gần đây thường xuyên trở thành "khách không mời" lân la trên vùng biển Okhotsk. Đồng thời, người Mỹ thông thường thực hiện những chuyến bay tới đây qua vùng không phận nằm giữa các đảo thuộc Chuỗi Kuril để tránh xâm phạm không phận của Nga.

Vì sao Nga phải cần tới 3 tiêm kích Su-35 để đánh chặn máy bay ném bom B-1B Lancer của Mỹ?
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của Không quân Mỹ

Cùng với đó, bằng những chuyến bay này, Mỹ muốn gửi đi một thông điệp rằng họ sẵn sàng thách thức Nga trên quần đảo Kuril, điều được đón nhận một cách đặc biệt tích cực tại Nhật Bản.

Liên quan tới sự xâm nhập lần này của chiếc máy bay ném bom chiến lược Không quân Mỹ vào không phận vùng biển Okhotsk, các chuyên gia đã bình luận sôi nổi về vấn đề tại sao Không quân Nga phải cần cùng lúc 3 chiếc máy bay tiêm kích Su-35 cất cánh để chặn đầu B-1B Lancer?

Một trong những giả thiết được đưa ra như sau: Người Nga quyết định thể hiện sức mạnh của các máy bay chiến đấu Su-35 tối tân bậc nhất trước tổ bay phía Mỹ, điều mà có thể sẽ khiến cho chiếc máy bay ném bom phải thay đổi hướng bay.

Kết cục đã xảy ra đúng như vậy: Ngay sau khi các máy bay Su-35 xuất hiện, B-1B Lancer bắt đầu tránh ra xa khỏi không phận của Nga. Các phi công Mỹ đã hiểu đúng tín hiệu từ phía Nga.

Được biết thêm rằng các máy bay tiêm kích Su-35 của Nga đã thực hiện ghi hình, và các đoạn băng sắp tới có thể sẽ được Bộ Quốc phòng Nga công bố.

Những băng ghi hình này, trong trường hợp xuất hiện những phàn nàn từ phía Mỹ về việc chặn đầu "không an toàn" và "không chuyên nghiệp", có thể sẽ là bằng chứng cho thấy các tuyên bố của Lầu Năm Góc khác rất xa với thực tế.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn

Quảng Cáo